Súng đo nhiệt độ | Hỏa kế hồng ngoại | Nhiệt kế hồng ngoại : Sử dụng sao cho đúng ?
1. Nguyên lý đo.
- Hồng ngoại là sóng có bước sóng dài hơn ánh sáng khả kiến (nhìn thấy). Mắt người bình thường có thể thấy ánh sáng có bước sóng khoảng từ 0.36µm tới 0.72µm.
- Các bước sóng từ 0.7µm – 14µm rất quan trọng việc đo nhiệt độ bằng công nghệ hồng ngoại, Các bước sóng lớn hơn thì năng lượng quá thấp, cảm biến hồng ngoại không thể nhận ra được nên tại thời điểm hiện hầu như tất cả súng đo nhiệt độ hồng ngoại trên thị trường như Eurotron, Flir, Kimo, IRTEK, Fluke …. đều sử dụng công nghệ cảm biến hồng ngoại 0.7µm – 14µm . Về vấn đề bước sóng và mức năng lượng, như chúng ta đã biết ở chương trình vật lý phổ thông theo định luật Flanck ε = h.f = h.1/T = h.1/(c. λ) . Note: ε = Mức năng lượng, h = hằng số Flanck, f = tần số, c = vận tốc ánh sáng, λ = bước sóng.
- Bất kể một vật nào có nhiệt độ trên -273oC đều phát ra bức xạ điện tử. Cảm biến hồng ngoại sẽ đo mức năng lượng của vật, từ đó sẽ tính toán ra nhiệt độ.
2. Những điều cần lưu ý khi sử dụng/chọn mua súng đo nhiệt độ hồng ngoại :
- Dải đo và vật liệu cần đo: Mỗi cảm biến hồng ngoại chỉ nhạy với một khoảng bước sóng nhất định. Khi chọn đúng loại cảm biến phù hợp vừa cho kết quả đo chính xác hơn cũng như tiết kiệm chi phí mua sắm.
Bước sóng
|
Nhiệt độ Min
|
Ứng dụng
|
0.7 – 1.1 µm
|
500oC
|
Đo nhiệt chính xác trong đo lường công nghiệp như thiết bị sưởi, thủy tinh nóng chảy, luyện thép, dập, đúc.
|
1.1 – 1.7 µm
|
300oC
|
Ứng dụng đo thông thường, kim loại màu, kính và những vật liệu phát xạ thấp.
|
2.2 – 2.8 µm
|
100oC
|
Đo trong môi trường công nghiệp và bình thường với nguồn phát xạ thấp.
|
3.43 µm
|
50oC
|
Màng nhựa, dầu, sáp, sơn và giấy.
|
3.9 µm
|
30oC
|
Đo nhiệt của lò sưởi, nhiệt phản ứng hóa học, lò đốt sạch.
|
4.4 – 4.8 µm
|
30oC
|
Đo nhiệt độ đốt cháy của ngọn lửa.
|
4.8 – 5.2 µm
|
30oC
|
Kính (trong quy trình cắt, làm nguội, và đúc) và vật liệu gốm
|
7.9 µm
|
0oC
|
Nhựa hoặc kính siêu mỏng.
|
8 – 24 µm
|
-50oC
|
Đo nhiệt độ thấp (dệt may, giấy, thực phẩm, nhựa) với khoảng cách đo xa hơn.
|
Và đây là những thông số tham khảo về thiết bị đo nhiệt độ bằng sóng hồng ngoại của EUROTRON:
Với 2 loại cơ bản là cố định (Fix Intrumens) và loại cầm tay (Portable).
– Đường kính của vật và khoảng cách từ súng đo nhiệt độ hồng ngoại tới vật.
Mỗi cảm biến hồng ngoại sẽ có hai thông số cơ bản đó là bước sóng λ và khẩu độ quang học D:S = Đường kính đối tượng cần đo : Khoảng cách đo.
Ví dụ: Một súng đo nhiệt độ hồng ngoại của EUROTRON IRtec P1000+ có D:S = 200:1, khi cần đo nhiệt độ của một vật có đường kính khoảng 50mm thì khoảng cách đo khoảng = 50×200/1 = 1000mm trở lại là ok.
3. Ứng dụng thực tế của súng đo nhiệt độ :
- Súng đo nhiệt độ trong quá trình sản xuất thủy tinh thành phẩm:
- Súng đo nhiệt độ trong quá trình thổi thủy tinh:
- Súng đo nhiệt độ trong quá trình sản xuất kính chắn gió cho otô và dân dụng
- Súng đo nhiệt độ trong lò đốt
- Súng đo nhiệt độ trong quá trình ép nhựa định hình
- Súng đo nhiệt độ trong quá trình cán, ép nhựa
- Súng đo nhiệt độ trong phòng sơn Otô
- Súng đo nhiệt độ loại cầm tay, di động và đo được nhiều dải nhiệt cũng như vật liệu khác nhau.
… [Trackback]
[…] Here you will find 57580 additional Information to that Topic: ino.com.vn/tin-tuc-cong-nghe/sung-do-nhiet-do-hoa-ke-hong-ngoai-nhiet-ke-hong-ngoai-su-dung-sao-cho-dung/ […]
… [Trackback]
[…] Information on that Topic: ino.com.vn/tin-tuc-cong-nghe/sung-do-nhiet-do-hoa-ke-hong-ngoai-nhiet-ke-hong-ngoai-su-dung-sao-cho-dung/ […]
… [Trackback]
[…] Find More on that Topic: ino.com.vn/tin-tuc-cong-nghe/sung-do-nhiet-do-hoa-ke-hong-ngoai-nhiet-ke-hong-ngoai-su-dung-sao-cho-dung/ […]